Chế độ dinh dưỡng đối với mẹ bầu bị tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ cực nguy hiểm. Có tới 6-8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật mà chưa biết rõ nguy cơ cũng như cách phòng ngừa. Trong đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mẹ bầu gặp phải biến chứng này. Hãy cùng PreiQ tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một tình trạng y tế thường xảy ra trong những tháng cuối của thai kỳ, biểu hiện ở sản phụ là huyết áp cao và các tổn thương ở cơ quan khác, chủ yếu là gan và thận.
Đa phần với các triệu chứng thường xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ) hoặc sau khi lâm bồn (trong vòng 48 giờ sau sinh) và thường tự mất đi trong vòng vài tuần sau đó.
Một số trường hợp có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20, tuy nhiên cũng rất hiếm gặp hơn.
Tiền sản giật cũng chính là căn nguyên gây ra dẫn đến sản giật – một trong tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ và bé, thậm chí gây tử vong nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu tiền sản giật thường gặp khi mang thai
Những dấu hiệu của bệnh tiền sản giật ở mẹ bầu
Ở một số mẹ bầu, đôi khi sẽ xuất hiện và tiến triển âm thầm mà không có bất kỳ biểu hiện nào rõ ràng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tăng huyết áp thai kỳ. Vì thế, thai phụ cần được theo dõi huyết áp từ những ngày đầu mang thai và đều đặn kiểm tra trong suốt thai kỳ. Huyết áp nếu vượt quá 140/90mmHg – được ghi nhận trong hai lần, cách nhau ít nhất 4 giờ – sẽ được đánh giá là bất thường.
Ngoài ra, các mẹ bầu nếu có các biểu hiện khác bao gồm:
- Nhức đầu dữ dội: Đau đầu cũng là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng cơn đau đầu do tiền sản giật sẽ dữ dội hơn và kéo dài hơn nhiều. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt là trong những tuần cuối thai kỳ, bạn nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra.
- Thay đổi về thị lực: bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc sẽ gây nhạy cảm với ánh sáng
- Đau bụng trên: thường là ở phía bên phải dưới xương sườn. Đôi khi bạn chủ quan nghĩ rằng đau bụng do ợ nóng hoặc do thai nhi đạp, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật đã ảnh hưởng đến gan. Nếu như không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến vỡ gan, thậm chí sẽ tử vong. Vì thế, nếu bạn bị đau bụng hoặc có cảm giác như bụng cứng đờ, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra.
- Hay buồn nôn và nôn
- Protein dư thừa ở trong nước tiểu (protein niệu)
- Lượng nước tiểu giảm
- Giảm mức độ tiểu cầu trong máu (giảm tiểu cầu)
- Chức năng gan suy giảm
- Khó thở (do chất lỏng tích tụ trong phổi)
- Tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần)
- Hiện tượng sưng phù nề – đặc biệt là ở mặt và tay, chân.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiền sản giật
Để tránh nguy cơ bị tiền sản giật thì mẹ bầu cần nắm rõ về chỉ số về nhu cầu năng lượng để giúp phục hồi và có thể duy trì sức khỏe cơ thể tốt nhất. Cụ thể:
Nhu cầu năng lượng:
Nhóm tuổi | Nhu cầu năng nượng | Nhu cầu về chất dinh dưỡng | ||||
Glucid | Protein | Lipid | Chất xơ | Muối | ||
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu | 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 50kcal | 55-60% | 15 – 20% (protein động vật > 50%) | 20-25% (acid béo không no chiếm 2/3) | 28g/ngày | <6g/ngày. Lưu ý 2 – 3 g/ngày ở những tháng cuối thai kỳ |
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa | 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 250kcal | |||||
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối | 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 450kcal |
Trong đó: Cân nặng lý tưởng được tính bằng số lẻ của chiều cao (cm) x 0,9 (Ví dụ: mẹ bầu cao 1m56 thì cân nặng lý tưởng là 56 X 0,9= 50,4kg)
Lưu ý:
- Bổ sung đủ vitamin và vi chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, acid folic, Ca, Mg;
- Lượng nước không quá 1 lít/ngày.
Mẹ bầu tiền sản giật nên ăn gì?
Hiện nay, tuy chưa có một chế độ ăn cụ thể nào cho thai phụ bị tiền sản giật. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì việc xây dựng một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất như đạm, omega 3, canxi, các vitamin, các yếu tố vi lượng và luyện tập thể dục nhẹ nhàng sẽ hạn chế được biến chứng tiền sản giật trong thai kỳ.. Dưới đây là các nhóm chất dinh dưỡng mà mẹ bầu bị tiền sản giật nên quan tâm:
Chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều chất chống oxy hóa như trái cây và rau quả sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng do tiền sản giật gây ra.
Omega 3
Tiền sản giật sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà con bạn nhận được. Theo nhiều nghiên cứu thì tiền sản giật còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé vì thế việc cung cấp dưỡng chất omega 3 là rất cần thiết. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, quả óc chó, quả súp lơ, bắp cải,…mẹ nhớ cho vào thực đơn bữa ăn hàng ngày nhé!
Canxi
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung canxi đầy đủ là một trong những biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa tiền sản giật tốt nhất. Mặc dù lý do tại sao canxi rất có lợi vẫn chưa rõ ràng, nhưng nó lại liên quan đến việc thư giãn các mạch máu để chúng sẽ không bơm máu quá nhanh. Những thực phẩm mẹ bầu nên tham khảo như sữa, sữa chua và phô mai, cá hồi và rau bina… chính là những nguồn canxi tốt nhất.
Acid folic
Acid folic được biết với chức năng ngăn ngừa được dị tật bẩm sinh và giảm nguy cơ sinh non, acid folic mẹ bầu có thể bổ sung từ các loại rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, đậu khô và ngũ cốc tăng cường.
Sắt
Mẹ bầu cần gấp đôi lượng chất sắt so với phụ nữ không mang thai. Vì vậy, để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu phải đảm bảo mình đã uống đủ lượng sắt cần thiết tương ứng trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì. Nguồn sắt được bổ sung tốt tới từ các loại thực phẩm như: thịt đỏ nạc, thịt gia cầm, cá, đậu và rau bina.
Tinh bột
Các loại gạo, mì, ngô, khoai, sắn, bún, phở,… và mẹ bầu nên ưu tiên chọn gạo lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc ngũ cốc xay xát dối để thay thế cho gạo, bún, phở trắng…;
Những thực phẩm hạn chế dùng
- Nội tạng động vật bao gồm như tim, gan, cật (thận);
- Mỡ động vật, bơ;
- Một số gia vị cay nóng bao gồm hạt tiêu, gừng, ớt;
- Các loại bánh kẹo ngọt, mứt chứa nhiều đường, nước ngọt
- Thực phẩm chế biến sẵn: Ngũ cốc ăn sáng, mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, mì chính, bột ngọt, hạt nêm;
- Dưa, cà muối;
- Trái cây sấy khô;
- Rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có ga…
- Thực phẩm sống (thịt sống, trứng trần…), gỏi.
Mẹ bầu nên lưu ý cách chế biến thực phẩm
- Hạn chế nhưng món rán, quay, xào.
- Hạn chế sử dụng các loại quả ép, xay sinh tố, nên ăn cả miếng cả múi để có chất xơ
Cách phòng ngừa tiền sản giật
Ngoài chế độ dinh dưỡng, để có thể hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp sau đây:
Tập thể dục thường xuyên
Mẹ bầu nên thể dục thường xuyên với cường độ nhẹ và vừa phải. Tập thể dục sẽ đem lại những lợi ích bao gồm: duy trì được cân nặng, củng cố được hệ miễn dịch, giảm viêm, thúc đẩy được cơ thể chống lại căng thẳng để có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ, trong đó có tiền sản giật.
Ngủ đủ giấc
Khám thai định kỳ
Thư giãn
Mẹ bầu cần thư giãn và tránh căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc thực hiện các hoạt động giảm stress khác.
Kiểm soát áp lực máu
Bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Bị tiền sản giật thì nên ăn gì? hoặc cần bổ sung gì? cũng chính là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Để bù đắp được lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng có thể uống viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm: các vitamin C, B, E; acid folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các loại vitamin tổng hợp có chứa các loại vitamin và khoáng chất như acid folic, sắt, canxi, các vitamin A, B, C, D… nhưng trong đó một sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao là PreIQ
PreIQ là viên uống cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ trong quá trình trước, trong và sau mang thai
PreIQ là viên uống đa vi chất dành riêng cho phụ nữ ở giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai. PreIQ được bào chế theo tiêu chuẩn công nghệ Úc, có chứa canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Chỉ cần mỗi ngày 1 viên PreIQ đã tổng hợp đầy đủ các vitamin cần thiết, đặc biệt là rất dễ hấp thu vào cơ thể của mẹ.
Các mẹ nên sử dụng sản phẩm liên tục trước khi chuẩn bị mang thai khoảng 3 tháng, trong 9 tháng thai kỳ và đặc biệt bổ sung trong thời gian cho con bú để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ về “Dinh dưỡng đối với mẹ bầu bị tiền sản giật”, hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiền sản giật để có cách phòng tránh tốt nhất và có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Dinh dưỡng đối với mẹ bầu bị tiền sản giật
ĐẶT MUA PREIQ
Giá: 199.000đ/lọ 30 viên
Thanh toán khi nhận hàng