Tiêm phòng trước khi mang thai: Các mũi tiêm và câu hỏi thường gặp

Chắc chắn trong hành trình chào đón con yêu thì các bà mẹ sẽ có rất nhiều điều cần phải tìm hiểu. Một trong những điều quan trọng không thể bỏ qua cho hành trình này đó chính là việc tiêm phòng trước khi mang thai. Hãy cùng chúng tôi khám phá vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

Tiêm phòng trước khi mang thai có quan trọng không?

Tiêm phòng trước mang thai giúp bảo vệ sức khoẻ mẹ và thai nhi

Câu trả lời là có, tiêm phòng cho phụ nữ trước thời điểm mang thai là biện pháp chủ động giúp bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé một cách tốt nhất. Khi mang thai hệ miễn dịch của người phụ nữ sẽ bị suy giảm, đây chính là tiền đề để các bệnh nguy hiểm có thể tấn công. Từ đó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, việc tiêm phòng trước mang thai còn cung cấp cho thai nhi một lượng kháng thể ngắn hạn giúp bảo vệ bé ngay từ khi mới sinh cho đến khi bé đủ tuổi tiêm chủng vacxin.

Liệt kê các loại vacxin tiêm phòng trước khi mang thai

Vacxin 3 trong 1:  sởi – quai bị – rubella

Đây là vacxin quan trọng giúp bảo vệ mẹ và bé trước các bệnh nguy hiểm như  sởi, quai bị, rubella. Theo các chuyên gia, phụ nữ nên tiêm vacxin này trong khoảng thời gian 1-3 tháng trước khi mang thai.

Với bệnh sởi: Nếu thai phụ bị bệnh sởi thì thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật cao. Ngoài ra phụ nữ mang thai bị bệnh sởi cũng có thể bị sảy thai, sinh non hoặc lưu thai ngoài ý muốn.

Với bệnh quai bị:  Bệnh quai bị ở phụ nữ mang thai có khả năng gây viêm nhiễm buồng trứng và dần phá huỷ các tế bào trứng khiến sức khỏe của người phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề.

Đối với bệnh rubella: Mũi tiêm vacxin này sẽ làm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi do virus sởi, rubella gây ra.

Vacxin cúm

Đối với một người khoẻ mạnh bình thường thì cảm cúm là bệnh không quá lo ngại bởi nó thường không gây ra biến chứng đặc biệt, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai lại ngược lại. Bị cúm khi mang thai cũng tiềm ẩn nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi cao, đặc biệt là khi mẹ bị mắc cúm ở 3 tháng đầu thai kỳ. Vacxin cúm nên tiêm trước 1 tháng trước khi mang thai.

Vacxin thuỷ đậu

Tiêm ngừa vacxin trước mang thai để phòng các biến chứng nguy hiểm

Thuỷ đậu cũng là một trong những loại vacxin mà phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để phòng các biến chứng nguy hiểm. Kể cả đã tiêm phòng thuỷ đậu khi còn nhỏ thì trước khi mang thai 3 tháng phụ nữ cũng nên tiêm nhắc lại một mũi nữa.

Vacxin viêm gan A

Virus viêm gan A tuy không gây ảnh hưởng tới thai nhi nhưng trong trường hợp cấp tính lại có tỷ lệ gây tử vong cao, vì thế trước khi trở thành một thai phụ thì phụ nữ không nên bỏ qua mũi tiêm này.

Vacxin viêm gan B

Viêm gan B là mũi tiêm quan trọng mà cả vợ và chồng đều nên tiêm phòng trước khi mang thai bởi virus viêm gan B có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh đối với thai nhi. Lịch tiêm viêm gan B là trước mang thai 4 tháng và tiêm đủ 3 mũi.

Vacxin uốn ván

Uốn ván là bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh, vì thế phụ nữ cần tiêm ngừa vacxin uốn ván trước khi mang thai 3-6 tháng hoặc tiêm trong khoảng tuần 26-34 của thai kỳ.

Vacxin phòng ung thư cổ tử cung (HPV)

Tuy mũi tiêm phòng trước khi mang thai này là không bắt buộc nhưng theo các chuyên gia, phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm phòng vacxin ngừa virus HPV. Tuỳ loại vacxin sẽ có liệu trình riêng, có thể tuân theo phác đồ 0,2,6 hoặc 0,1,6.

Ngoài các loại vacxin kể trên, phụ nữ khi có ý định mang thai có thể cân nhắc tiêm phòng thêm các loại vacxin khác như: bạch hầu, ho gà, phế cầu,…để nâng cao đề kháng cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.

Câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng trước mang thai

Tiêm ngừa trước mang thai là không bắt buộc nhưng không nên bỏ qua
  1. Không tiêm chủng trước mang thai có sao không?

Nếu khi mang thai việc bổ sung các vitamin, khoáng chất, omega 3 hay D3 là vô cùng quan trọng thì việc tiêm ngừa trước mang thai cũng như vậy. Mặc dù tiêm ngừa trước mang thai là không bắt buộc nhưng nếu chủ quan thì thai phụ có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn, thậm chí là sảy thai hoặc sinh non. Em bé khi chào đời cũng có khả năng mắc dị tật bẩm sinh cao hơn.

Vì vậy, trước khi có ý định mang thai, phụ nữ nên có kế hoạch tiêm ngừa vacxin đầy đủ. Đối với những trường hợp quên tiêm vacxin trước mang thai, ngoài vacxin thuỷ đậu, sởi – quai bị – rubella ra thì mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vacxin như: cúm, viêm gan B,…

  1. Lỡ mang thai ngay sau tiêm phòng có sao không?

Phụ nữ khi mang thai nếu tiêm vacxin sống có thể gây hại cho thai nhi. Các vacxin sống bao gồm: thuỷ đậu, sởi – quai bị – rubella cần phải hoàn thành tiêm chủng trước khi mang thai ít nhất một tháng. Nếu không may có thai ngay sau khi tiêm vacxin, cần báo ngay cho bác sĩ để theo dõi chặt chẽ. Tuy không đến mức phải chấm dứt thai kỳ nhưng sự phát triển của thai nhi sẽ cần phải quan tâm một cách kỹ lưỡng hơn so với bình thường.

  1. Cần lưu ý gì khi tiêm ngừa vacxin trước mang thai?
  • Cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ tư vấn, thực hiện tiêm chủng theo đúng lịch và đúng liệu trình để đảm bảo hiệu quả cao. Có một số vacxin sẽ cần xét nghiệm kháng thể trước tiêm, nếu được yêu cầu thì tuyệt đối không nên bỏ qua xét nghiệm này.
  • Trong thời gian tiêm ngừa vacxin, nếu là vacxin sống thì phụ nữ nên thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn ít nhất 1 tháng sau tiêm để thai nhi không bị ảnh hưởng bởi vacxin sống.
  • Chỉ nên tiêm phòng khi cơ thể khỏe mạnh, nếu có triệu chứng sốt, cảm cúm, xương khớp, viêm phổi,… nên lùi thời gian tiêm cho đến khi sức khoẻ ổn định.
  • Sau khi tiêm vacxin cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm, phòng các phản ứng phụ không mong muốn.

Tiêm phòng trước khi mang thai là giải pháp hoàn hảo giúp người mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, đồng thời cũng là cách bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình phát triển cho đến khi chào đời. Nếu bạn đang lên kế hoạch về chuyện mang thai trong tương lai gần thì đừng quá đắn đo cho việc tiêm phòng trước mang thai bạn nhé!

ĐẶT MUA PREIQ

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng