Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng đối với một mẹ bầu. Điển hình là việc giúp mẹ phòng ngừa được bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh lý này đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy chế độ dinh dưỡng cũng như thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ như thế nào? Hãy Cùng PreiQ tìm hiểu ngay nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện khi tiến hành tầm soát cho mẹ bầu từ tuần thứ 24 – 28 ( khoảng tháng thứ 4) của tuổi thai và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Mẹ bầu sẽ lấy máu xét nghiệm và thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75 gram Glucose - 2 giờMẹ bầu sẽ lấy máu xét nghiệm và thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75 gram Glucose – 2 giờ

Để biết mình bị tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường) hay không thì mẹ bầu sẽ lấy máu xét nghiệm và thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75 gram Glucose – 2 giờ và nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì:

  • Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dl.
  • Đường huyết bất kì: >= 200mg/dl.
  • Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ nếu như không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Đối với mẹ:

  • Đối với những người mẹ đã từng bị đái tháo đường ở lần mang thai trước hoặc mẹ đã bị bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai sẽ bị nặng hơn.
  • Mẹ dễ tăng cân nhiều trong thời kỳ mang thai gây thai to, đa ối, em bé khi sinh ra sẽ có cân nặng trên 4kg.
  • Mẹ có nguy cơ cao hơn để phát triển các bệnh như tiểu đường loại 2 và các vấn đề về tim mạch.
  • Mẹ có nguy cơ cao hơn để phát triển nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.
  • Mẹ có nguy cơ sinh non và sản khoa khó khăn hơn.
  • Mẹ có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh trầm cảm và lo âu.
  • Sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.

Đối với thai nhi:

  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn tới thai nhi có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,…
  • Tiểu đường thai kỳ còn làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 – 5 lần so với bình thường.
  • Em bé cũng có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

 

Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:

– Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột vì nó sẽ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa được hết lượng đường nạp từ ngoài vào.

– Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15-20 loại/ngày, mỗi bữa có trên 10 loại thực phẩm) để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

– Bổ sung đạm thông qua các thực phẩm như ức gà, cá, trứng hoặc lòng trắng trứng (1 quả/tuần)

– Nên sử dụng sữa đặc chế riêng cho bệnh nhân đái tháo đường dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế, bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

– Tích cực ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, ăn rau luộc thay vì rau xào, mẹ bầu nên sử dụng trên 400g rau/ ngày và ăn các loại rau có nhiều chất xơ để hạn chế được mức độ tăng đường máu sau ăn.

– Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong một ngày bằng cách chia khẩu phần ăn mỗi bữa, tránh ăn quá nhiều. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa và nên ăn 3 bữa chính và có 2 đến 3 bữa phụ.

Thực phẩm thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn

Mẹ bầu cũng nên chú trọng tới một chế độ ăn bao gồm có các thực phẩm có lợi sau đây:

– Thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, các loại sữa ít béo/không béo và không đường.

– Các loại hạt như đậu đỗ, gạo lứt và các loại trái cây ít ngọt, rau củ quả

– Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (3 bữa chính và 2-3 bữa phụ) để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao sau khi ăn và cũng tránh không để đường máu hạ thấp trước bữa ăn.

Thực phẩm thai phụ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn

Hạn chế tối đa với những loại thực phẩm không có lợi như sau:

– Những loại thực phầm sẽ dễ tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, trái cây quá ngọt…

– Mẹ bầu cũng không nên nấu thức ăn quá mặn và không ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp

– Hạn chế ăn các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa nhiều chất béo. 

– Hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga và có chất kích thích và không nên dùng đường trắng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Thực đơn gợi ý cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳThực đơn gợi ý cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng

Một số món ăn đơn giản phù hợp mà mẹ bầu có thể sử dụng cho bữa sáng:

– Trứng chiên kèm bánh mì và rau trộn sala

– Phở, bún bò, hủ tiếu ăn kèm giá đỗ, miến gà, bún cá, phở gà…

– Cháo yến mạch nấu với thịt băm

Mẹ nên nhớ rằng một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng rất tốt cho mẹ và bé.

Bữa phụ (2-3 bữa phụ 1 ngày)

Bữa phụ giúp cung cấp năng lượng và điều hòa được lượng đường huyết cho các hoạt động trong ngày. Mẹ bầu có thể tham khảo một số món cho bữa phụ đơn giản gồm bánh mì phết bơ đậu phộng, sữa chua trái cây, salad cá hồi, chuối tây, bưởi, táo, dưa hấu, vú sữa, thanh long, đu đủ chín và thêm 1 ly sữa dành cho người đái tháo đường hoặc sữa ít đường, không đường…

Bữa phụ cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa trưa và tối

Thực đơn dành cho bữa trưa và bữa tối cũng sẽ phong phú hơn nhưng mẹ bầu chú ý chỉ được duy trì lượng tinh bột nhất định. Mẹ bầu có thể chọn món ăn phù hợp với sở thích nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết. Mẹ bầu có thể tham khảo một số thực đơn như

Bữa trưa: Cơm tẻ (100gram), Canh củ quả nấu xương sườn, Trứng đúc thịt và 1 quả vú sữa

  • Cơm tẻ (100gram), trứng cút kho thịt, canh cua rau đay, mùng tơi, súp lơ xào tôm, Thanh long
  • Cơm tẻ (100gram), cá hồi nướng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp, sữa chua
  • Cơm tẻ (100gram), canh cải xanh nấu thịt nạc, cá kho nước dừa, sữa chua
  • Cơm tẻ (100gram), canh khoai sọ nấu thịt nạc, thịt gà rang, cải chíp luộc, dưa hấu…

*Lưu ý: Tổng năng lượng 1 ngày cho mẹ bầu trong thực đơn là 2.400 kcal/ngày/người

Ngoài một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì các mẹ bầu cũng đừng quên việc tăng cường một chế độ vận động nhẹ nhàng song hành với chế độ ăn uống hợp lý để có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc. Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám, kiểm tra định kỳ đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp. Hy vọng với những thông tin mà PreiQ đưa ra sẽ giúp mẹ bầu có thể điều chỉnh thực đơn hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. 

ĐẶT MUA PREIQ

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng