Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Trong suốt 9 tháng thai kỳ, thai nhi phát triển hoàn toàn dựa vào nguồn dinh dưỡng được truyền trực tiếp từ mẹ. Bởi thế, mẹ có bổ sung đủ chất  thì con mới khỏe mạnh và có điều kiện phát triển toàn diện.Hãy cùng PreiQ tìm hiểu kĩ hơn một chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất cho mẹ bầu sẽ mang lại những lợi ích gì nhé!

Vai trò của dinh dưỡng với mẹ bầu và thai nhi

Vai trò của dinh dưỡng đối với mẹ bầu và thai nhi

Đối với sự phát triển của thai nhi

– Ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của trẻ:

Khi mẹ bầu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối trong thời kỳ mang thai sẽ đảm bảo cho thai nhi có thể tăng cân tốt. Ngược lại, nếu mẹ bầu có một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng và gây ra trẻ sẽ bị nhẹ cân.

– Gây ra một số dị tật bẩm sinh của trẻ:

Khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm dẫn tới gây các khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch,…

Đặc biệt, thiếu axit folic cũng chính là nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh – một trong những dị tật phổ biến nhất hiện nay.  

– Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ:

Quá trình phát triển não bộ cũng cần rất nhiều dưỡng chất như axit folic, dha, sắt, kẽm vitamin B6, B12, vitamin D, cholin… đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, cũng cần phải cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.

Đối với sức khỏe của người mẹ

– Giúp mẹ bầu tăng cân hợp lý trong thai kỳ: 

Tăng cân ở mẹ bầu sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn mang thai và tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước khi mang thai. Nếu người mẹ tăng cân ít trong giai đoạn thai kỳ thì rất dễ có nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu vi chất (thiếu sắt, thiếu máu, canxi…). Nếu mẹ bầu mà tăng cân quá mức trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ.

– Giảm các tai biến sản khoa và bệnh lý cho mẹ

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ hạn chế được một số tai biến sản khoa cho mẹ như: nguy cơ gây sẩy thai, thai lưu, khó sinh, sinh non/ nhẹ cân…
  • Cung cấp đủ folate hay sắt, kẽm giúp hạn chế một số bệnh lý khác liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp
  • Đủ canxi và các vitamin, khoáng chất khác như vitamin E, C, B6 giảm khả năng tiền sản giật ở mẹ
  • Dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm một số vấn đề thường gặp khi mang thai: buồn nôn, nôn (do thiếu vitamin B6); rối loạn tiêu hoá (do thực phẩm khó tiêu hoặc không an toàn); táo bón (liên quan đến ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước), chuột rút (do thiếu canxi)…

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong từng tam cá nguyệt

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ thường bị ốm nghén, buồn nôn và có nhiều mệt mỏi nên sẽ có tình trạng ăn uống kém hơn. Nhưng vì đây cũng chính là giai đoạn hầu hết các cơ quan quan trọng của phôi đang được hình thành, nên dù mẹ bầu không ăn được nhiều thì vẫn cần đảm bảo có chế độ dinh dưỡng đủ chất bằng cách ăn uống thật đa dạng thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây…

Trong giai đoạn này, sự phát triển của thai nhi chủ yếu là sự phát triển các cơ quan vì thế, mẹ bầu cần tăng cường ăn chất đạm, axit folic và các loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Nếu như trước khi mang thai mẹ bầu chưa bổ sung acid folic thì từ ngày đầu tiên biết mình mang thai thì nhớ bổ sung ngay nhé. Liều lượng khuyến cáo đối với acid folic là 400 mcg/ngày..

Tuy nhiên, thực tế trong 3 tháng đầu, thai nhi đang trong mức phát triển chậm, mỗi ngày sẽ chỉ tăng 1g. Do đó, lúc này mẹ cũng chưa cần phải tẩm bổ gì quá nhiều, mẹ cũng chỉ cần duy trì ngày 3 bữa đầy đủ dưỡng chất.

Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng là lúc mà thai nhi rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, rượu, thuốc, chất kích thích, hóa chất… Do đó, bà bầu cũng cần kiêng sử dụng hay tiếp xúc với những tác nhân này.

Một số các thực phẩm tốt cho mẹ bầu ở giai đoạn này gồm:

  • Các loại rau xanh và trái cây như cải bó xôi, rau muống, dưa hấu, táo, vải, đào, v.v.
  • Các loại thịt như thịt bò, thịt heo, cá, trứng.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tuy nhiên, thời gian này cũng khá nhạy cảm với mẹ bầu và thai nhi vì thế mà mẹ nên lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đặc biệt, mẹ bầu nên tránh các thực phẩm có thể gây hại như dưa muối, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm), rau mầm sống, củ quả đã có hiện tượng mọc mầm, thịt gia cầm hay trứng chưa chín…

Với những mẹ bị nghén cũng nên tránh các thực phẩm nồng mùi khiến mẹ khó chịu gây buồn nôn.

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Trong giai đoạn này mẹ bầu đã dần hết ốm nghén, ăn uống cũng trở lại bình thường, cảm giác ăn ngày càng ngon miệng và ăn nhiều hơn. Bên cạnh đó, đây cũng chính là thời điểm thai nhi đã dần lớn và cần nguồn dinh dưỡng cao hơn. Chính vì vậy, khẩu phần ăn của mẹ bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ nhiều hơn 3 tháng đầu.

Mẹ bầu lúc này có thể ăn tất cả các loại thức ăn để có thể đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, muối khoáng và Vitamin. Ví dụ buổi sáng mẹ cần phải kết hợp ít nhất 3 nhóm thực phẩm ví dụ như trứng, bánh mì nguyên cám, các loại phở hay salad trái cây và 1 ly sữa.

Buổi trưa thì mẹ có thể ăn cơm cùng với các món mình thích nhưng vẫn có thể đảm bảo đủ đạm, chất sắt, chất xơ, vitamin từ trái cây. Buổi tối mẹ cũng có thể đa dạng bằng mì ống, nui hoặc ăn cơm gạo lứt… Đừng quên uống sữa, sinh tố hay ly sữa hạt hoặc ăn nhẹ cho bữa phụ.

Vì khẩu phần ăn của mẹ gia tăng nên thực đơn 3 tháng giữa kỳ mẹ nhớ đa dạng các món ăn để tránh gây nhàm chán. Tuy nhiên mẹ vẫn cần tập trung tăng cường những thực phẩm giàu protein, chất xơ, tinh bột nguyên cám, thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, DHA, vitamin A,C, D.

Lưu ý, giai đoạn này mẹ nhớ sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra mẹ cần phải tránh các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm gây hại cho thai nhi.  Sau khi chế biến thức ăn thì mẹ bầu nên ăn ngay, không nên để qua đêm.

Với những mẹ bầu đã từng có tiền sử với các bệnh về nội khoa như đái tháo đường thì nên tránh ăn ngọt hay với mẹ bầu bị tăng huyết áp thì nên tránh ăn mặn.

Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn những món ăn mà mẹ có cơ địa dị ứng với món ăn đó.

Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thai nhi tăng trưởng mạnh nên rất cần bổ sung canxi và sắt.

Vậy, các thực phẩm tốt cho mẹ bầu ở giai đoạn này bao gồm:

  • Thức ăn chứa nhiều sắt: các loại thịt động vật có máu đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê), 
  • Thức ăn chứa nhiều can-xi: tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, hến, trứng và sữa.
  • Các loại thực phẩm giàu chất đạm như đậu, đỗ, đỗ hạt, hạt chia, hạt quinoa, v.v.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, kiwi, v.v.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, rau dền, v.v.

Lưu ý: Mẹ bầu cần phải uống đủ nước mỗi ngày (trung bình 1,5 – 2 lít nước lọc)

Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm gì và không nên ăn gì?Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm gì và không nên ăn gì?

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Ba tháng cuối cũng chính là thời điểm thai nhi phát triển nhanh về cả cân nặng và trí não. Vậy nên bên cạnh việc mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong chế độ ăn uống hằng ngày thì mẹ cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất giúp cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ ví dụ như omega-3, dha, choline.

Ngoài ra mẹ cũng cần phải tăng lượng canxi từ sữa, các sản phẩm từ sữa để hỗ trợ giúp thai nhi phát triển cho hệ xương.

Đối với các mẹ lần đầu mang thai có thể đối mặt với nguy cơ sinh non. Vậy nên mẹ cần chú ý tránh các loại thực phẩm như đu đủ xanh, lô hội, nhãn, những thực phẩm gây hiện tượng lạnh bụng. Cần giảm thiểu được lượng đường để tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ cũng không nên nạp quá nhiều muối sẽ dễ gây phù nề.

Tốt nhất giai đoạn này mẹ  nên ăn đủ các dưỡng chất, chia thành nhiều bữa, không nên ăn quá no. Và đừng quên phải chú ý lựa chọn các thực phẩm đảm bảo, vệ sinh sạch sẽ nhé. 

Thực đơn mẹ bầu tham khảo cho 7 ngày trong tuần

Ngày Bữa Sáng Bữa phụ Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối Bữa phụ
Thứ 2 Bún bò – Nước ép cam Ngô
  • Cơm
  • Chả mực
  • Súp lơ luộc
  • Canh thịt băm nấu cà chua
  • Nước cam
Hạt điều
  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Cần tây xào bò
  • Canh mướp hương nấu tôm
Sữa tươi không đường
Thứ 3 Phở gà – Nước ép táo dâu Khoai lang luộc
    • Cơm
    • Tôm rim
    • Lươn xào giá đỗ
    • Đậu cove luộc
    • Canh cải bó xôi
  • Nước ép hoặc táo 
Yến mạch+ sữa
  • Cơm
  • Thịt gà luộc
  • Bắp cải xào
  • Canh đậu phụ nấm
  • Dưa lưới
  • Bữa phụ: Bánh quy
Sữa chua
Thứ 4 Xôi gà – 1 quả trứng, sữa Sinh tố bơ
  • Cơm
  • Cá ngừ sốt cà chua
  • Thịt luộc
  • Canh bí nấu tép khô 
  • Ổi
Bánh mì hạt + sữa
  • Cơm
  • Thịt lợn kho trứng
  • Mực hấp gừng
  • Su su luộc
  • Quýt
Sữa tươi không đường
Thứ 5 Bún cá – Nước ép cam táo Chè đỗ đen
  • Cơm
  • Thịt bò kho cà rốt
  • Đậu phụ sốt cà
  • Canh thịt bằm cải bó xôi
  • Xoài chín
Bánh bao
  • Cơm
  • Bí đao hầm xương
  • Mực xào cần tỏi
  • Thịt bò kho gừng
  • Nước cam
Sữa chua
Thứ 6 Cơm tấm – Nước ép thơm Bánh quy hạt chia
  • Cơm
  • Canh ngao nấu bầu
  • Cá hố om
  • Thịt gà rang gừng
  • Nước ép bưởi
Bánh mì + sữa
  • Cơm
  • Cá hồi áp chảo
  • Rau luộc
  • Lươn xào sả ớt
  • Canh rong biển
  • Xoài chín
Sữa tươi không đường
Thứ 7 Bát phở thịt – Sữa chua Sữa chua + dâu tây
  • Cơm
  • Tôm rang
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh cải bó xôi thịt băm
  • Ổi
Sinh tố bơ
  • Cơm
  • Bò xào nấm
  • Canh xương nấu khoai tía
  • Dưa lưới
Sữa chua
Chủ nhật Bánh cuốn – Nước dừa Bánh mì hạt
  • Cơm
  • Canh ngao nấu rau muống
  • Cải bó xôi xào
  • Mực hấp
  • Thanh long
Sữa hạt điều
  • Cơm
  • Thịt rim 
  • Củ quả kho quẹt
  • Canh rong biển nấm 
Sữa tươi không đường

 

Như vậy, trong hành trình 9 tháng mang thai, có những giai đoạn mẹ bầu sẽ không cần tăng khẩu phần so với bình thường mà chỉ nên chú trọng đến nhóm chất bổ sung dưỡng chất. Ngoài ra, đối với những mẹ bầu có nhiều nguy cơ trong thai kỳ… thì chế độ dinh dưỡng thai kỳ sẽ phải chú ý cẩn thận hơn, chi tiết hơn theo từng tuần để vừa có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà vừa giúp thai nhi phát triển tốt nhất. 

Hi vọng với những chia sẻ trên của PreiQ sẽ giúp mẹ bầu phần nào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong thai kỳ cũng như làm thế nào để mẹ bầu có được một thực đơn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chúc các mẹ bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông nhé!

ĐẶT MUA PREIQ

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng