Tuần 27
Bé phát triển như thế nào?
Tuần này, bé nặng gần 900 gram và dài khoảng 36cm với đôi chân đã duỗi ra hơn. Em bé đang ngủ và thức dậy đều đặn, biết mở và nhắm mắt lại, và thậm chí mút ngón tay của mình. Với mô não ngày càng phát triển, não của bé đã hoạt động rất tích cực. Trong khi phổi vẫn chưa trưởng thành, chúng vẫn có khả năng hoạt động – với rất nhiều sự trợ giúp y tế – nếu bé được sinh ra bây giờ. Để ý bất kỳ cử động nhịp nhàng nhỏ giống như em bé bị nấc cụt, có thể phổ biến từ bây giờ trở đi. Mỗi lần như thế thường chỉ kéo dài một vài phút, và nó không gây hại gì cho bé, vì vậy bạn chỉ cần thư giãn và tận hưởng điều đó.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Tam cá nguyệt thứ hai sắp kết thúc, nhưng khi cơ thể bạn tăng tốc cho giai đoạn cuối cùng, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng mới. Cùng với triệu chứng đau nhức trở lại, bạn có thể thấy cơ bắp chân bị chuột rút bây giờ và sau đó. Đôi chân đang chịu trọng lực nặng thêm, và tử cung mở rộng thêm đang gây áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu từ chân về tim cũng như trên các dây thần kinh dẫn đến chân bạn.
Thật không may, chuột rút có thể trở nên nặng hơn khi thai kỳ tiến triển. Chân bị chuột rút thường phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, căng cơ bắp chân sẽ đỡ hơn. Duỗi chân và sau đó nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía ống chân của bạn. Đi bộ trong một vài phút hoặc xoa bóp bắp chân cũng sẽ hỗ trợ phần nào.
Các triệu chứng không bao giờ nên bỏ qua
Đau nhức, đau, và những cảm giác khác lạ phát sinh trong quá trình mang thai mà có thể khó phân biệt điều gì là bình thường và điều gì cần phải thông báo cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Phức tạp hơn nữa, một số triệu chứng có thể nhiều hay ít khẩn cấp hơn tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe của bạn và quá trình mang thai của bạn như thế nào. Dưới đây là danh sách các triệu chứng có thể là dấu hiệu của một vấn đề. Nếu bạn có bất kỳ các triệu chứng nào, hãy gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức:
Trước khi bạn đạt đến 37 tuần:
- Áp lực vùng chậu (cảm giác rằng em bé của bạn được đẩy xuống), đau thắt lưng (đặc biệt nếu bạn chưa từng bị như thế), đau như đau bụng kinh hoặc đau bụng, hoặc nhiều hơn bốn cơn co trong một giờ (ngay cả khi không đau)
- Gia tăng tiết dịch âm đạo hoặc thay đổi trong dịch tiết – nếu nó trở nên loãng, nhầy, hoặc có máu (thậm chí nếu nó có màu hồng hoặc chỉ nhuốm máu)
Bất cứ lúc nào:
- Em bé của bạn cử động hoặc đạp ít hơn bình thường
- Đau bụng, hay đau dữ dội hoặc dai dẳng
- Chảy máu âm đạo hoặc đốm máu, hoặc ra nước
- Đau hoặc rát khi đi tiểu, ít hoặc không đi tiểu
- Ói mửa nặng hay kéo dài, hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt
- Ớn lạnh hoặc sốt 37.8 độ C hoặc cao hơn
- Nhìn mờ hoặc nhìn đôi, hoặc nhìn thấy những đốm hoặc “điểm sáng”
- Đau đầu dữ dội hoặc dai dẳng, hoặc đau đầu kèm theo mờ mắt, nói lắp, hoặc mất cảm giác
- Sưng mặt hoặc bọng quanh mắt, sưng nhẹ ở ngón tay hoặc bàn tay, hoặc sưng nghiêm trọng hoặc đột ngột ở chân, bàn chân, hoặc mắt cá chân, hoặc tăng cân nhanh chóng (hơn 2kg trong một tuần)
- Đau chân nặng hoặc dai dẳng hoặc đau bắp chân mà không bớt khi duỗi mắt cá chân và duỗi ngón chân về phía mũi, hoặc một chân bị sưng nhiều hơn đáng kể so với chân kia
- Chấn thương vùng bụng
- Ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên, nhịp tim nhanh, hoặc đánh trống ngực
- Khó thở, ho ra máu, đau ngực
- Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ
- Ngứa dữ dội khắp người
- Bất kỳ vấn đề sức khỏe mà bạn muốn gọi cho bác sĩ, thậm chí ngay cả khi nó không liên quan đến thai nhi (như hen xuyễn xấu đi hoặc cảm lạnh tệ hơn)
Thậm chí nếu bạn không thấy triệu chứng của mình nằm trong danh sách trên, hãy tin vào bản năng và gọi cho bác sĩ bất cứ khi nào bạn có một mối quan tâm về việc mang thai. Nếu có một vấn đề, bạn sẽ được giúp đỡ ngay lập tức. Nếu không, bạn sẽ yên tâm.
Hoạt động của tuần này
Đăng ký một lớp học cho con bú. Nếu bạn làm mẹ lần đầu và lên kế hoạch cho bé bú mẹ, tham gia một lớp học cho con bú là một ý tưởng tốt. Hỏi bác sĩ hoặc bạn bè của bạn để biết bạn có thể có được thông tin đó từ đâu.