Tuần 23
Bé phát triển như thế nào?
Hãy bật radio và lắc lư theo điệu nhạc. Với khả năng cảm nhận được các chuyển động, em bé của bạn đã có thể cảm giác được bạn đang nhảy nhót. Bây giờ bé đã dài hơn 28cm và nặng khoảng 460 gram (tương đương một quả xoài lớn), bạn có thể nhìn thấy bé vặn vẹo trong bụng bên dưới lớp quần áo. Các mạch máu trong phổi đang phát triển để chuẩn bị cho việc hít thở và những âm thanh mà tai bé ngày càng chú ý để chuẩn bị hòa nhập với thế giới bên ngoài. Những tiếng ồn lớn đã trở nên quen thuộc – có thể sẽ không còn khiến bé sợ khi sau ra đời.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Bạn có thể nhận thấy mắt cá chân và bàn chân của mình bắt đầu hơi sưng lên trong vài tuần hoặc vài tháng tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong cái nóng của mùa hè. Sự lưu thông máu chậm chạp ở chân – cùng với những thay đổi hóa học trong máu có thể gây ra hiện tượng giữ nước, phù nề. Cơ thể bạn sẽ loại bỏ các chất lỏng dư thừa sau khi em bé chào đời, đó là lý do tại sao bạn sẽ đi tiểu thường xuyên và đổ mồ hôi rất nhiều trong một vài ngày sau khi sinh. Trong khi chờ đến lúc đó, hãy nằm nghiêng bên trái hoặc gác chân lên cao khi bạn có thể, duỗi chân khi ngồi, và tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, mang tất dài (đeo vào buổi sáng ngay khi thức dậy) và đi giày rộng rãi, thoải mái. Bạn có thể có xu hướng giảm uống nước để giảm phù nề, nhưng thực ra bạn cần phải uống nhiều nước vì việc giữ nước sẽ ngăn ngừa giữ nước. Trong khi phù nề với mức độ nhất định ở chân là điều bình thường trong thời kỳ mang thai, sưng quá mức có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật. Hãy gặp bác sĩ nếu bàn chân hoặc mắt cá chân của bạn bị sưng phù nghiêm trọng hoặc bất ngờ, sưng nhiều hơn một chút ở tay, mặt, hoặc bọng quanh mắt.
Hoạt động của tuần này
Hãy viết thư cho em bé của bạn. Bạn và bé sẽ trân trọng món quà này trong những năm tới. Lắng nghe trái tim và làm theo cảm hứng của bạn. Một số gợi ý khi bắt đầu:
- Mô tả cảm xúc của bạn đối với bé và những hình dung bé lớn lên trong bụng như thế nào.
- Tưởng tượng một ngày tuyệt vời mà bạn và bé sẽ làm cùng nhau.
- Viết ra những hy vọng, ước mơ và mong muốn bạn muốn dành cho em bé của mình.
- Suy nghĩ về việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào và định nghĩa của bạn về một người mẹ tốt.
Nếu viết lách không phải sở trường, hãy thay bằng những hình ảnh hoặc làm một hộp lưu niệm những kỷ vật trong quá trình mang thai.