Những loại thực phẩm “cấm kỵ” mẹ bầu không nên ăn
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học là rất quan trọng. Đặc biệt, có một số thực phẩm mẹ bầu cần hạn chế vì có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ bầu những loại thực phẩm nên kiêng kỵ khi mang thai. Cùng PreiQ tìm hiểu ngay nhé!
Thực phẩm mẹ bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, tức 3 tháng đầu của thai kỳ, là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành các bộ phận cơ thể của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh. Do vậy, mẹ bầu cần ăn uống cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho tốt nhất cả mẹ và em bé. Vậy mẹ bầu nên ăn kiêng thực phẩm gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu nên ăn kiêng thực phẩm gì trong 3 tháng đầu
Dưa, cà muối
Dưa muối chua và cà muối là những món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, để tạo ra hương vị chua của loại thực phẩm này, họ thường lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật chuyển hóa nitrat thành nitrit – một chất có tác động không tốt với dạ dày, có thể gây viêm loét dạ dày.. Đặc biệt, nitrit còn có thể tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm…tạo thành hợp chất nitrosamine – 1 chất có khả năng gây ung thư.
Do đó, mẹ hạn chế tối thiểu việc tiêu thụ dưa muối chua và cà muối trong bữa ăn hàng ngày mẹ nhé!
Dứa
Dứa là một trong những loại trái cây mà phụ nữ mang thai thường thắc mắc có nên ăn trong 3 tháng đầu không. Thực tế, trong quả dứa, đặc biệt là dứa xanh, có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Việc tiêu thụ quá nhiều dứa xanh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, thậm chí nhiều trường hợp có nguy cơ sảy thai.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là một trong các loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh. Đu đủ xanh chứa nhiều enzyme có thể gây ra sự co thắt tử cung.. Nếu bà bầu tiêu thụ nhiều đu đủ xanh trong thời gian mang thai, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và hậu quả là gây sảy thai.
Vì thế, việc tránh ăn đu đủ xanh là tối kị trong trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ lưu ý nhé!
Rau ngót
Rau ngót được biết đến là loại rau có hàm lượng papaverin cao, đây là một chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai và thai nhi, như sinh non hoặc sảy thai. Bởi vậy, việc sử dụng papaverin cho người phụ nữ mang thai được khuyến cáo là không nên.
Rau răm
Rau răm là loại rau thường được sử dụng trong ẩm thực và cũng có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực và tán hàn cho người bình thường. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc tiêu thụ quá nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm mất máu và co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Chùm ngây
Rau chùm ngây là một loại rau giàu dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, canxi, protein, vitamin A, sắt, kali… Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ rau chùm ngây vì loại rau này chứa alpha-sitosterol có thể gây co thắt cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
Rau hoặc trái cây chưa rửa kỹ
Rau củ và trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của mẹ bầu và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi ăn, mẹ bầu cần đảm bảo chúng đã được rửa sạch kỹ.
Với rau củ và trái cây chưa được rửa sạch có thể bị nhiễm bụi bẩn và vi khuẩn gây tổn thương cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như toxoplasma. Mẹ bầu cũng nên tránh ăn salad đóng gói sẵn, salad tự chọn hoặc tại các quán salad vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.
Thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế trong 6 tháng cuối thai kỳ
Khi đến tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã được ổn định và lúc này mẹ bầu sẽ cần có một chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung đủ dinh dưỡng giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau đây để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi:
Đồ ăn quá ngọt
Việc ăn quá nhiều đồ ngọt trong thời gian mẹ bầu có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. Khi lượng đường trong máu tăng cao, chức năng thải đường ở thận của mẹ bầu bị giảm sút do thai kỳ, do đó thận bị quá tải và có thể gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc hấp thụ quá nhiều đường có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm sức đề kháng và dễ bị mắc bệnh và nhiễm virus.
Đồ ăn quá mặn
Việc sử dụng đồ ăn quá mặn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp ở mẹ bầu trong thai kỳ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên hạn chế sử dụng muối trong chế độ ăn uống.
Mức tiêu thụ muối hàng ngày được khuyến cáo cho mẹ bầu khoảng 6g. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, thay vì sử dụng muối, bạn có thể thử những loại gia vị khác như tiêu, hạt nêm, tỏi, hành tây… để làm tăng hương vị cho đồ ăn mà không cần quá dùng muối.
Các loại thịt xông khói, đồ nướng
Các loại thực phẩm như thịt nguội, thịt xông khói, đồ nướng là những thực phẩm không tốt cho mẹ bầu. Chúng thường có hương vị thơm ngon và được chế biến bằng cách sử dụng than hoặc chất đốt để làm chín thịt.
Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm bằng cách đốt than hoặc chất đốt, chúng sẽ sản sinh ra một loại chất độc có khả năng gây ra các bệnh ung thư và loại chất độc này sẽ trực tiếp dính vào thực phẩm. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt nguội, thịt xông khói, đồ nướng,… để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ.
Gan động vật
Gan động vật là một nguồn thực phẩm giàu sắt và vitamin A cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu ăn gan động vật quá thường xuyên, có thể dẫn đến tình trạng dư thừa sắt và vitamin A, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, có thể là dị dạng thai nhi, vì vậy mẹ bầu cần tránh ăn quá nhiều gan động vật.
Măng tươi
Măng tươi chứa một lượng cao glucozit, và khi glucozit tiếp xúc với enzym tiêu hóa trong dạ dày, nó sẽ bị thủy phân và sinh ra acid cyanhydric – một chất gây ngộ độc. Nếu mẹ bầu tiêu thụ măng tươi, chất này có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như đau đầu, choáng váng, ù tai, buồn nôn và nôn, tê lưỡi, tụt huyết áp. Do đó, mẹ bầu nên tránh xa các món ăn được làm từ măng tươi để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tránh ăn quả nhãn, na
Mặc dù hoa quả là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tuy nhiên, một số loại trái cây không phù hợp cho sức khỏe của bà bầu.
Trong đó có nhãn, mẹ bầu ăn nhiều nhãn có thể dẫn đến tình trạng động thai, ra huyết, đau tức bụng và trong trường hợp nặng có thể có nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế việc ăn nhãn hoặc ăn một số lượng nhỏ để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài nhãn thì 1 loại quả mẹ bầu cũng cần tránh là quả na bởi na có chứa nhiều đường, nếu mẹ bầu ăn đúng lượng (khoảng 1 quả na mỗi ngày), sẽ không gây tăng đường huyết. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, có thể gây nóng, táo bón hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đối với các mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ.
Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết là rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai để có thể đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm cần kiêng kỵ để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Hy vọng với những thông tin trên chúng tôi chia sẻ sẽ giúp mẹ bầu có thể lên chế độ ăn uống hợp lý và đạt được sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai!
Dược sĩ PreIQ
ĐẶT MUA PREIQ
Giá: 199.000đ/lọ 30 viên
Thanh toán khi nhận hàng