Dấu hiệu thai ngoài tử cung và cách điều trị tốt nhất!

Là một trong những biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm – mang thai ngoài tử cung thực chất là gì? Dấu hiệu thai ngoài tử cung được biểu hiện ra sao và nên điều trị thế nào? Tất cả thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Chiếm tỷ lệ 0,45 – 1,05% – chửa ngoài tử cung là một trong những nỗi lo lắng của nhiều phụ nữ. Thực chất đây là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà ở vị trí bên ngoài như: vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng,… Lúc này thai không được tử cung bảo vệ, túi thai sẽ bị vỡ và chảy máu ồ ạt, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Có thể nói đây là một trong những vấn đề vô cùng nguy hiểm mà một số chị em gặp phải.

Đây là vấn đề mà một số trường hợp gặp phải

Dấu hiệu thai ngoài tử cung dễ nhận biết

Dấu hiệu rõ nhất thường xuất hiện từ tuần thứ 4 – 12 của thai kỳ. Phụ nữ sẽ chỉ có thể phát hiện khi có dấu hiệu bất thường hoặc tiến thành siêu âm đầu dò. Cụ thể, nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì chị em nên đặc biệt lưu ý và đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Chảy máu âm đạo

Đây có thể là dấu hiệu của kinh nguyệt nhưng nếu đã dùng que thử thai và lên 2 vạch thì chúng có thể cảnh báo vấn về liên quan đến thai kỳ, điển hình là sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Thông thường tình trạng trên sẽ xuất hiện đột ngột và chấm dứt nhanh chóng, máu lỏng hơn và có màu nâu sẫm.

Đau vùng bụng dưới

Nếu xuất hiện những cơn đau thắt vùng bụng dưới, gần trực tràng trong quá trình mang thai, cơn đau xuất hiện từ nhẹ đến nặng, đau âm ỉ hoặc có thể đau thành cơn,…

Khi thai vỡ, cơn đau sẽ diễn ra đột ngột, dữ dội, tiếp theo có thể choáng váng, ngất do mất máu và đau.

Đau bụng dưới kèm chảy máu âm đạo có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung

Mệt mỏi, ngất xỉu

Khi túi thai bị vỡ, người mẹ sẽ chịu đựng những cơn đau dữ dội kèm theo tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu do mất quá nhiều máu, cần cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Đây cũng là dấu hiệu thai ngoài tử cung mà bạn cần lưu ý.

Dấu hiệu khác

Mang thai ngoài tử cung cũng sẽ có các triệu chứng như mang thai bình thường. Thai phụ bị chậm kinh, vú căng, buồn nôn, lợm giọng,…

Vì vậy, khi có dấu hiệu mang thai, thai phụ cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám xem sự phát triển của thai, vị trí thai có bình thường không. Tránh trường hợp mang thai ngoài tử cung không được phát hiện sớm, đến khi túi thai vỡ khiến chảy máu ổ bụng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng sản phụ.

Cách điều trị mang thai ngoài tử cung

Việc tiên quyết, thai phụ cần được giải quyết khối thai nằm ngoài tử cung để không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tùy tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cụ thể, trong đó một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm: nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật), cụ thể như sau:

Nhiều trường hợp mang thai ngoài tử cung cần làm phẫu thuật để xử lý
  • Sử dụng thuốc: Đây là phương pháp áp dụng khi phát hiện sớm, thai ngoài tử cung còn nhỏ, chưa vỡ. Thông thường thuốc được sử dụng là Methotrexate. Tuy nhiên, nếu dùng chúng thì ít nhất 3 tháng sau mới có thể mang thai lại bởi chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Phẫu thuật: Hầu hết trường hợp mang thai ngoài tử cung đều được phẫu thuật để lấy đi khối thai trước khi chúng phát triển quá lớn và gây nên những hệ lụy nguy hiểm.

Nếu chẳng may mang thai ngoài tử cung (hay còn gọi là chửa ngoài dạ con) thì phụ nữ cần thăm khám và tuân thủ theo liệu pháp điều trị từ bác sĩ. Đồng thời chú ý chăm sóc bản thân sau điều trị để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và mang thai sau này.

Phụ nữ cần lưu ý gì để tránh mang thai ngoài tử cung?

Với những nguy hiểm cho mẹ bầu và sự lo lắng, thất vọng, buồn bã,…. khi mang thai ngoài tử cung, không thể giữ được thai nhi,… thì chị em cần lưu ý phòng ngừa ngay từ bây giờ. Một số lời khuyên từ chuyên gia mà bạn có thể tham khảo như:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, sau mỗi lần quan hệ hay trong chu kỳ kinh nguyệt,…
  • Quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh bệnh lây nhiễm,…
  • Khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt khi có viêm nhiễm hay vấn đề bất thường.
  • Hạn chế nạo, phá thai
  • Tốt nhất nên mang thai trước tuổi 35
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích hay rượu bia,…
  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh
  • Khám thai sớm để phát hiện bất thường và có hướng xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần đặc biệt chuẩn bị thật tốt trước mang thai bằng việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Một số dưỡng chất cần thiết phải kể đến như:

Phụ nữ cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ nếu có dự định mang thai
  • Sắt: Là thành phần quan trọng của máu, giúp bạn chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước mang thai, đảm bảo lượng máu đầy đủ để nuôi dưỡng thai nhi và hạn chế những nguy cơ nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình mang bầu.
  • Canxi: Tốt cho hệ xương khớp và giúp thai nhi phát triển hệ cơ xương khớp toàn diện khi bạn mang thai.
  • Acid Folic: Tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng thai kỳ, hạn chế vấn đề xảy ra đối với thai nhi.
  • Omega 3 (Bao gồm DHA và EPA): Giúp thai nhi phát triển trí não và thông minh.
  • Vitamin A, B1, B3, B6, B12, C, E, kẽm, đồng, kali, magie,… đều cần thiết cho phụ nữ có dự định mang thai, trong suốt thai kỳ hay cho con bú,…

Việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ là cách để phụ chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai sau này và hạn chế những vấn đề phát sinh, trong đó có biến chứng sản khoa như mang thai ngoài tử cung.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp về dấu hiệu thai ngoài tử cung, cách phòng ngừa và xử lý sẽ hữu ích cho nhiều người!

ĐẶT MUA PREIQ

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng