Các mốc khám thai định kỳ quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là điều cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi và đánh giá sức khoẻ của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy mẹ bầu cần tuân thủ và ghi nhớ các mốc khám thai định kỳ quan trọng dưới đây.

Vì sao nên khám thai định kỳ?

Việc khám thai định kỳ là rất quan trọng, lí do là bởi vì:

  • Thông qua khám thai định kỳ, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi, từ đó bác sĩ giải đáp và tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi, hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.
  • Thực hiện các xét nghiệm để đánh giá sức khoẻ của mẹ và bé từ đó đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nếu có phát hiện bất thường.
  • Giảm thiểu nguy cơ thai lưu và những bất thường khác ở thai nhi.
Khám thai định kỳ là điều quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua

Các mốc khám thai định kỳ quan trọng

  1. Mốc khám thai đầu tiên: Sau chậm kinh 1 tuần

Trong các mốc khám thai định kỳ quan trọng thì mốc khám đầu tiên là mốc mà các mẹ bầu không nên bỏ qua. Thời gian cụ thể cho mốc khám này là sau khi chậm kinh 1 tuần và đã thử bằng que thử thai cho kết quả 2 vạch, lúc này cần đi khám thai để biết thai đã vào tử cung hay chưa.

  1. Mốc khám thai thứ 2: Tuần 7-8 thai kỳ
Mốc khám thai thứ 2 cho biết thai nhi đã có tim thai chưa

Mốc khám thai này cho biết bé yêu của bạn đã có tim thai hay chưa, kích thước túi ối bao nhiêu, chiều dài phôi thai có tương ứng với tuổi thai hay không. Ngoài ra, ở mốc khám này bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu của thai phụ để xem có thiếu máu, canxi hay vitamin không, dựa vào kết quả bác sĩ sẽ gợi ý đơn thuốc phù hợp.

  1. Mốc khám thai thứ 3: Tuần 11-13 thai kỳ

Đây được cho là mốc khám thai định kỳ quan trọng nhất và tuyệt đối không nên bỏ lỡ. Ở mốc khám này, thai nhi sẽ được siêu âm đánh giá độ mờ da gáy và sàng lọc dị tật bẩm sinh. Ở tuần 11-13 bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ làm xét nghiệm double test để tính toán nguy cơ mắc bệnh Down trong giai đoạn đầu thai kỳ.

  1. Mốc khám thai thứ 4: Tuần 16-18 thai kỳ

Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ xem và đánh giá bất thường về hình thái cũng như các cơ quan của thai nhi để có những biện pháp can thiệp nhanh chóng như: Sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng chân tay,… Ngoài ra đây cũng là mốc khám hoàn hảo để mẹ bầu thực hiện xét nghiệm Triple test đánh giá nguy cơ mắc bệnh Down cũng như sự bất thường trong nhiễm sắc thể ở thai nhi.

  1. Mốc khám thai thứ 5: Tuần 22-24 thai kỳ
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cac-moc-kham-thai-dinh-ky-quan-trong-2.jpg
Khám thai định kỳ đánh giá dị tật thai nhi

Ở mốc khám thứ 5, thông qua siêu âm bác sĩ có thể đánh giá được các dị tật bẩm sinh ở thai như như: tim, phổi, thận,…cùng sự phát triển chung của thai nhi để đưa ra tư vấn phù hợp nhất dành cho mẹ bầu. Trong mốc khám thai tuần 22-24 mẹ bầu cần thực hiện tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.

  1. Mốc khám thai thứ 6: Tuần 26-30 thai kỳ

Đây là một trong các mốc khám thai định kỳ quan trọng giúp phát hiện ra các dị tật muộn ở thai nhi thông qua việc siêu âm 4D hoặc 5D. Ngoài ra ở mốc này bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lại một số cơ quan của thai xem có phát triển tốt hay không. 

Ở tuần thai 26-30 các mẹ bầu cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose để biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ không. Mẹ bầu cần nhịn ăn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống nước đường và thực hiện lấy máu 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tiếng. Nếu kết quả bị mắc tiểu đường thai kỳ, người mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các đồ ăn ngọt và tăng vận động nhẹ.

Mốc khám thai thứ 6 cùng là thời điểm mà các mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván mũi 2 sẽ tiêm trong thời điểm này.

  1. Mốc khám thai thứ 7: Tuần 32 thai kỳ

Trong mốc khám thai tuần thứ 32, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho mẹ bầu, đồng thời đánh giá dị tật thai nhi lần cuối thông qua hoạt động siêu âm. Các đánh giá bao gồm: theo dõi động mạch tử cung của mẹ bầu, theo dõi ngôi thai, doppler động mạch rốn và não của thai nhi. 

  1. Mốc khám thai thứ 8: Tuần 34 hoặc 35 thai kỳ

Bác sĩ sẽ cho chạy máy monitor sản khoa để theo dõi tim thai và ghi nhận cơn co tử cung ở thai phụ. Ngoài ra, bác sẽ sẽ kiểm tra cân nặng, nước ối, tình trạng dây rốn và hình thái thai nhi xem có đảm bảo an toàn cho bé hay không.

  1. Các mốc khám thai định kỳ quan trọng khác
Khi thai nhi chuẩn bị vào giai đoạn chuyển dạ mẹ bầu cần khám thai thường xuyên hơn

Đó là các tuần thai từ 36-40, đây là giai đoạn quan trọng vì thai phụ bước đến quá trình chuyển dạ. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này các mẹ cần đi khám thai ít nhất 1 lần 1 tuần để bác sĩ theo dõi thai kỳ thường quy. Khi ở trong giai đoạn này, bất kỳ khi nào cảm thấy đau bụng hay ra máu thai phụ cần phải đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra và chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của mình.

Cần lưu ý gì khi khám thai định kỳ?

  • Đối với trang phục: Mẹ bầu nên lựa chọn những chiếc quần có cạp rộng, chun mềm để có thể dễ dàng kéo lên kéo xuống mà không cần phải thay đồ của cơ sở thăm khám. Đừng quên đi giày bệt để việc di chuyển trở nên dễ dàng và đảm bảo an toàn cho thai phụ.
  • Đối với ăn uống: Ở mốc khám thai định kỳ đầu tiên thai phụ nên uống nhiều nước trước khi siêu âm để bàng quang được căng, tử cung được đẩy lên cao và bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát em bé. Những mốc khám thai định kỳ về sau, em bé càng lớn mẹ bầu cần đi vệ sinh trước siêu âm để bàng quang được làm trống và bác sĩ sẽ theo dõi em bé dễ dàng.
  • Đối với việc vệ sinh cơ thể: Cần vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là “vùng kín” để tránh những tình huống dở khóc dở cười.
  • Đối với các loại giấy tờ: Mang theo giấy khám thai lần trước và xin giấy xác nhận khám thai (nếu có) để được tính lương nghỉ phép trong những lần khám thai theo định kỳ.

Việc ghi nhớ các mốc khám thai theo định kỳ quan trọng là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên làm để tốt hơn cho thai kỳ của mình. Bên cạnh việc khám thai, các mẹ cũng đừng quên bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi, omega 3 hàng ngày để thai nhi được phát triển toàn diện nhất.

ĐẶT MUA PREIQ

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng