Bí quyết giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi được phát triển toàn diện thì các vấn đề xoay quanh việc bổ sung dinh dưỡng, tập luyện, thói quen sinh hoạt, kiếm soát bệnh lý…đều vô cùng quan trọng và cần phải để tâm ngay từ những ngày đầu mang thai. Vậy làm sao để chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu được tốt nhất? Cùng điểm qua những lưu ý đặc biệt dưới đây!

Mẹ bầu lên lịch đi khám thai định kỳ

mẹ bầu nên đi khám định kỳMẹ bầu nên đi khám thai định kỳ

các mốc khám thai quan trọng của mẹ bầuCác mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần lưu ý

Trong trường hợp mẹ bầu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng, xuất huyết hay ra nước ối,…thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám ngay nhé!

Chế độ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai

Để mẹ bầu luôn khỏe và thai nhi phát triển toàn diện thì chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Dù chưa mang thai, mới mang thai hay mang thai ở giai đoạn nào thì mẹ bầu cũng luôn cần phải đảm bảo dinh dưỡng cân đối và đủ chất hàng tháng. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn, nên kiêng mẹ bầu nhớ tìm hiểu để chăm sóc thai kỳ tốt nhé.

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn, nên uống 

Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng làm sao để tăng cường sức khỏe và giúp cho thai nhi phát triển tốt như:

– Thực phẩm giàu vitamin A: cà chua, cà rốt, khoai lang hay bí ngô, đu đủ…   

– Thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, trứng gà, thịt gia cầm và các loại rau xanh…

– Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: thịt nạc và các loại hạt ngũ cốc như hạt điều, hạnh nhân,…

– Thực phẩm giàu acid folic: súp lơ, bí đao, các loại hạt ngũ cốc,… 

– Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: sữa và các chế phẩm từ sữa, quả kiwi, chuối, ngũ cốc, tôm, cua….

– Bổ sung dưỡng chất DHA: cá biển, cá hồi, lòng đỏ trứng, ngũ cốc,…

– Thực phẩm giàu kẽm: thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt đậu, các chế phẩm từ sữa, bánh mì, trứng gà, … 

– Thực phẩm giàu đạm: đậu nành, súp lơ, quả bơ,…

– Các loại trái cây tươi: Chuối, đu đủ chín, nho, táo, dâu tây, cam, bưởi,…

– Mẹ bầu nhớ bổ sung thuốc uống vitamin tổng hợp, khoáng chất và canxi theo những hướng dẫn của bác sĩ.

– Uống dòng sữa dành cho mẹ bầu

Thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn và uống

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên nhớ kiêng ăn các thực phẩm sau nhé!

– Đồ ăn tái sống.

– Ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá kiếm,…

– Thức ăn cay nóng dễ gây táo bón…

– Thực phẩm được chế biến sẵn, đóng hộp, thực phẩm để qua đêm

– Bia rượu, đồ uống có chứa cồn, caffein

– Nước ngọt hay các loại nước có ga.

– Thực phẩm chiên rán có chứa nhiều dầu mỡ

– Hạn chế ăn các loại trái cây có tính hàn như: dứa, nhãn, vải,…(mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng ít) sẽ gây lạnh bụng cho mẹ bầu.

Theo dõi cân nặng

Việc tăng cân trong khi mang thai là việc đương nhiên nhưng nếu như mẹ bầu tăng cân quá không kiểm soát thì có thể gây nhiều biến chứng hay những mặt tiêu cực khác đến sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ bầu tăng cân nhiều sẽ khiến khó giảm cân sau sinh.

Sau đây là một số ý kiến mà các chuyên gia khuyến cáo về cân nặng của thai phụ dựa trên chỉ số khối cơ thể của phụ nữ trước khi có bầu.

Chỉ số cơ thể trước khi mang thai Tăng cân tổng thể (mẹ bầu mang 1 thai) (kg) Tăng cân tổng thể (bẹ bầu song thai) (kg)
Nhẹ cân (≤ 18,5 kg/m²) Khoảng 13 -18 kg Không có khuyến cáo cụ thể
Bình thường (18,5 – 24,9 kg/m²) Khoảng 11-16 kg Khoảng 17-20 kg
Thừa cân (25 – 29,9 kg/m²) Khoảng 7 – 11 kg Khoảng 14-23 kg
Béo phì (≥ 30 kg/m²) khoảng 5- 9 kg Khoảng 11-18 kg

Để theo dõi cân nặng được chính xác thì mẹ bầu nhớ thường xuyên thăm khám và theo dõi cân nặng đến đảm bảo được  tốc độ cân nặng ổn định.

Vệ sinh thân thể 

Khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ thì việc giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ rất quan trọng. Cơ thể sạch sẽ giúp cho mẹ bầu thoải mái và hạn chế được những bệnh liên quan tới viêm nhiễm. Cụ thể:

  • Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, hạn chế tắm bằng nước lạnh. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày bằng loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp.
  • Rửa sạch bầu ngực, vệ sinh núm ti bằng khăn mềm.
  • Thay áo ngực phù hợp với từng giai đoạn và nên thay áo ngực khi đổ mồ hôi, nhất là vào mùa hè nắng nóng.
  • Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái để dễ dàng vận động, di chuyển cũng như giúp thai nhi thoải mái phát triển.

Xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ tập luyện           

Mẹ bầu nên có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi kết hợp tập luyện hợp lý để luôn có một sức khỏe và tinh thần tốt nhất. 

Các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga…. sẽ giúp tinh thần thoải mái, cải thiện được giấc ngủ, giảm đau đầu, đau lưng, táo bón và giảm nguy cơ sinh non.

* Lưu ý: Mẹ bầu nên nhớ cần khởi động kỹ trước khi tập luyện. Không tập luyện quá sức và phải bổ sung đủ nước và một lượng calo cần thiết cho cơ thể. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục mới nào, nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ của mình.

Xây dựng chế độ làm việc khoa học      

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên làm việc phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân. Bạn cần sắp xếp một lịch làm việc và lịch nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu không nên làm việc quá sức, không nên thức khuya hay tạo áp lực với bản thân.

mẹ bầu nên xây dựng chế độ làm việc khoa họcMẹ bầu nên xây dựng chế độ làm việc khoa học

Trong quá trình làm việc, nếu mẹ bầu thấy có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,.. thì hãy đi khám. Trong tháng cuối của thai kỳ, để chuẩn bị cho kỳ sinh nở tốt thì mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để sinh con được khỏe mạnh.

Nắm rõ thời điểm cần tới bệnh viện

Khi mang thai có thể có những biến chứng bất thường mà mẹ bầu sẽ không thể kiểm soát được. Nếu nhận thấy cơ thể mình có các triệu chứng bất thường dưới đây, mẹ bầu nên gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa của mình hoặc tới thẳng bệnh viện.

  • Cảm, sốt trong quá trình mang thai mẹ bầu nên đi khám bác sĩ. Tránh tự mua thuốc uống sẽ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
  • Cơ thể thường xuyên bị chuột rút lâu.
  • Có cơn co thắt kéo dài tới 20 phút
  • Âm đạo bị ra máu hoặc rò rỉ nước ối
  • Thường xuyên chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm thấy hay bị khó thở
  • Tim đánh trống ngực
  • Thường xuyên xuất hiện buồn nôn và ói mửa
  • Khó đi lại, phù nề (sưng khớp)
  •  Thai nhi mẹ cảm nhận không hoạt động
  • Đau bụng dữ dội
  • Xuất hiện các dấu hiệu sinh sớm hay thai đã quá ngày sinh mà mẹ không có dấu hiệu

Bổ sung vitamin tổng hợp trước khi mang thai

Với thai nhi thì hệ thống thần kinh, đặc biệt là não bộ và cột sống của em bé hình thành và phát triển ngay từ những ngày đầu tiên mẹ bầu mang thai. Chính vì vậy, chị em phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như Acid folic, Sắt, DHA, Canxi  từ những ngày đầu đang có ý định mang thai để tạo nền tảng cho quá trình phát triển của thai nhi tốt nhất. 

Các loại vitamin cần bổ sung trước khi mang thaiMẹ bầu nên bổ sung vitamin tổng hợp từ những ngày đầu mang thai

Mang thai sinh con chính là một hành trình đầy ý nghĩa đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro sức khỏe ảnh hưởng tới mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc bản thân để mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt và mẹ bầu nhớ đảm bảo khám thai đầy đủ nhé! PreiQ chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông

ĐẶT MUA PREIQ

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng