Dấu hiệu sảy thai là gì? Nguyên nhân, cách phòng và xử lý kịp thời!

Việc nhận biết sớm dấu hiệu sảy thai giúp mẹ bầu có hướng xử lý tốt, tránh nguy hiểm đến tính mạng hay ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo. Dưới đây là một số thông tin gợi ý triệu chứng điển hình mà thai phụ cần lưu ý.

Sẩy thai là gì? Nguyên nhân do đâu?

Sẩy thai hay còn gọi là hư thai. Đây là tình trạng thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (dù có bất kỳ can thiệp về y tế nào). Theo tổ chức y tế thế giới WHO và hướng dẫn của bộ Y tế, sẩy thai diễn ra khi thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần tuổi hay cân nặng dưới 500g.

Vậy cụ thể nguyên nhân nào dẫn đến sẩy thai? Đây là vấn đề mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, nắm bắt sớm để phòng ngừa. Một số lý do điển hình phải kể đến như:

Sẩy thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Rối loạn nhiễm sắc thể đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây sẩy thai, nhất là thai trong tuần đầu tiên
  • Sang chấn: có thể do chấn thương hoặc những cảm xúc tự nhiên do sợ hãi, quá xúc động.
  • Do bệnh lý tự miễn: hội chứng kháng phospholipid, lupus ban đỏ hệ thống
  • Do trứng làm tổ bất thường, mang đa thai,…
  • Mẹ bầu mắc các bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh máu,… hoặc các bệnh nội tiết như: tiểu đường, cường hoặc thiểu năng tuyến giáp, giảm hormone estrogen, progesteron,..
  • Do cấu trúc tử cung của mẹ bầu bất thường hoặc xuất hiện khối u, hở eo tử cung,…
  • Mẹ bầu nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus như: cúm, thương hàn, sốt rét, giang mai, rubella,… hoặc bệnh lý khác như: tiểu đường, bệnh tuyến giáp, nhiễm trùng,…
  • Do nhiễm độc độc (chì, thuỷ ngân,…) hoặc nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá và caffeine.
  • Ngoài ra: Ngộ độc thực phẩm, thiếu dưỡng chất khiến thai nhi không thể phát triển, mẹ bầu làm việc nặng nhọc hoặc tác động mạnh từ ngoại lực,… đều có thể dẫn tới sẩy thai ở mẹ bầu.

Với những nguyên nhân trên thì mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để tránh hậu quả khôn lường và đáng tiếc có thể xảy đến!

Nhận diện các dấu hiệu sẩy thai điển hình

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là tình trạng chảy máu âm đạo. Máu thường có màu đỏ tươi, lẫn dịch nhầy nếu mẹ bầu ít đi lại có thể có màu đỏ sẫm. Các dấu hiệu cụ thể phụ thuộc vào giai đoạn, gồm: doạ sẩy thai và sẩy thai

Doạ sẩy thai

Ở giai đoạn này, thai còn sống, chưa bị bong khỏi niêm mạc tử cung. Nếu được phát hiện và điều trị sớm có khả năng giữ được thai. Mẹ bầu cần lưu ý khi có các biểu hiện sau:

  • Ra máu đỏ hoặc đen, không có máu cục, lượng ít, có thể kéo dài nhiều ngày, máu thường lẫn với dịch nhầy.
  • Cảm giác tức, nặng bụng dưới hoặc đau lưng.

Sẩy thai

  • Ra máu nhiều, đỏ, loãng lẫn máu cục
  • Đau bụng nhiều từng cơn vùng hạ vị ngày càng tăng
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sẩy thai điển hình

Có thể thai phụ đã bị sẩy thai hoặc gặp phải vấn đề nguy hiểm nào đó. Lúc này hãy bình tĩnh, đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xác định chính xác tình trạng của bản thân cũng như có hướng xử lý kịp thời.

Bên cạnh những dấu hiệu trên thì một số mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, đặc biệt là từ 12-20 tuần có thể bị sẩy thai mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Trường hợp này chỉ có thể phát hiện thông qua siêu âm. Vì vậy hãy lưu ý và cẩn trọng!

Điều trị sẩy thai như thế nào?

Phụ thuộc vào giai đoạn sẩy thai mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng xử trí khác nhau.

Ở giai đoạn doạ sẩy thai, điều trị được ưu tiên theo nguyên tắc sau:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối, ăn nhẹ, chế độ ăn tránh táo bón. Bổ sung viên sắt, acid folic, vitamin E
  • Thuốc giảm co thắt cơ trơn như papaverin 40mg, spasmaverin 40mg uống 2 viên x 2 lần/ngày
  • Thuốc nội tiết như progesteron tự nhiên hay tổng hợp

Khi đang trong giai đoạn sẩy thai, theo nguyên tắc phải nạo buồng tử cung để loại bỏ thai. Sau đó dựa vào tình trạng bệnh nhân, tuổi thai để có cách xử trí thích hợp.

Mẹ bầu nhất định không được tự ý áp dụng mà những phương pháp trên cần được thực hiện hoặc có chỉ định từ bác sĩ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên hệ lụy khôn lường, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Cần tìm gặp bác sĩ để xử lý sau sẩy thai

Sau khi sẩy thai thì thai phụ cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để sớm phục hồi sức khỏe cũng như điều chỉnh tinh thần thoải mái, tránh dẫn đến những căn bệnh khác, điển hình như trầm cảm. Đồng thời, thai phụ sau khi sẩy thai cần đặc biệt chú ý khám tiền sản định kỳ và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ nếu muốn có thai trong thời gian tiếp.

Cách phòng ngừa sẩy thai tự nhiên, mẹ bầu cần nắm rõ!

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và phòng tránh những vấn đề nguy hiểm gặp phải cho thai nhi hay bản thân thì mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh xa chất kích thích, thuốc lá, rượu bia hay chất độc hại từ môi trường,…
  • Duy trì cân nặng vừa phải.
  • Phòng tránh những bệnh lý có thể gặp phải do hệ miễn dịch suy yếu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc như misoprostol, retinoids, methotrexate và thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hay các loại thuốc kháng sinh khác mà không phải chỉ định từ bác sĩ.
  • Không tác động ngoại lực mạnh hay làm việc quá sức.
  • Tránh căng thẳng, stress trong thời gian dài,…
  • ĐẶC BIỆT: Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu như: sắt, canxi, acid folic, omega 3, các loại vitamin và khoáng chất khác,…
Mẹ bầu nên bổ sung sắt và các dưỡng chất cần thiết, đầy đủ trong suốt thai kỳ

Cụ thể vai trò của các chất nhất định mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ như sau:

  • Sắt: Là thành phần đặc biệt quan trọng với máu, giúp cung cấp oxy đến thai nhi, đảm bảo đủ lượng máu cho mẹ bầu và nuôi em bé. Đồng thời, chúng là thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nhiễm trùng, ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai hay thai lưu, sẩy thai,…
  • Acid Folic: Là dưỡng chất cần thiết giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, phòng tránh bệnh não úng thủy, tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ, sinh non, nhẹ cân,… Đặc biệt bổ sung đầy đủ acid folic giúp bà bầu giảm nguy cơ sẩy thai..
  • Canxi, omega 3, vitamin A, nhóm B, C, E,… magie, kẽm,… đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện các hệ cơ quan của thai nhi và đảm bảo giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và phòng tránh sẩy thai tự nhiên khá tốt.

Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về dấu hiệu sẩy thai cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho nhiều người. Đặc biệt, mẹ bầu đừng nên chủ quan, việc tìm hiểu và nắm rõ những thông tin trên giúp ích rất nhiều cho quá trình phòng tránh và có được một thai kỳ khỏe mạnh!

ĐẶT MUA PREIQ

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng