Tuần 20

Bé phát triển như thế nào?

Tuần này thai nhi của bạn đã nặng gần 300 gram, dài khoảng 16cm tính từ đầu đến mông và khoảng 25cm từ đầu đến gót chân – tương đương kích thước của một quả chuối. (Trong 20 tuần đầu tiên, khi đôi chân của bé cuộn tròn trước thân mình nên khó đo lường, vì vậy chiều dài của bé được tính từ đỉnh đầu tới mông. Sau 20 tuần, chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến chân.

Bé bắt đầu thực hành nuốt nước ối và thải ra phân su màu đen.

Bé bắt đầu thực hành nuốt nước ối và thải ra phân su màu đen.

Bé đang nuốt vào nhiều hơn, như bài thực hành tốt cho hệ tiêu hóa. Bé cũng thải ra phân su có màu đen và dính, là sản phẩm của hệ tiêu hóa. Chất dính này sẽ tích tụ trong ruột của bé, và bạn sẽ thấy nó trong lần đầu tiên bé đi tiêu sau khi ra đời (một số bé đi phân su trong bụng mẹ hoặc ngay trong khi chào đời).

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Xin chúc mừng! Bạn đã đi được một nửa chặng đường mang thai của mình. Đầu tử cung của bạn đã nằm ở khoảng rốn, và bạn đã tăng được khoảng 4.5kg. Từ bây giờ mỗi tuần mục tiêu của bạn là tăng được khoảng 0.5kg. (Nếu bạn đang tăng thiếu cân, bạn có thể cần phải tăng nhiều hơn hoặc tăng ít hơn nếu bạn đã thừa cân). Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ chất sắt, một khoáng chất thiếu yếu để tạo hemoglobin (một phần của các tế bào máu đỏ mang oxy tới khắp cơ thể và tới thai nhi).

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều sắt hơn để đáp ứng việc tăng khối lượng lượng máu, cũng như hỗ trợ quá trình phát triển của em bé và nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Thịt gia cầm (nhất là thịt sẫm màu) cũng có chứa nhiều sắt. Một số nguồn sắt từ rau quả bao gồm các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau chân vịt, nước ép mận, nho khô, và ngũ cốc giàu sắt.

Bạn có thể trở nên khó ngủ hơn vào ban đêm do quá trình phát triển của thai nhi, một phần do những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể bạn. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng:

Bạn bắt đầu ngáy ngủ lần đầu tiên trong đời, một phần do việc tăng estrogen gây sưng màng nhầy và thậm chí tăng dịch nhầy ở mũi. Hãy nằm ngửa và gối cao đầu một chút bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Chứng ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho bạn thêm khó chịu khi ngủ. Hãy tránh các thức ăn gây ợ nóng, ăn trước khi ngủ ít nhất hai đến ba giờ để thức ăn kịp tiêu hóa, và thử ngủ nửa nằm nửa ngồi trong một chiếc ghế tựa thoải mái hoặc chèn thêm gối tựa lưng.

Chứng chuột rút cũng khiến bạn khó có được giấc ngủ sâu. Bạn sẽ dễ bị chuột rút khi duỗi thẳng chân, vì vậy hãy nhẹ nhàng uốn cong gót chân và các ngón chân hoặc đi bộ xung quanh trong một vài phút sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này.

Bạn có thể trăn trở cả đêm để tìm một vị trí ngủ thoải mái. Hãy nằm nghiêng một bên, gập gối và chèn một cái gối dưới hai chân. Bạn có thể thoải mái hơn khi chèn thêm gối dưới dưới bụng và sau lưng. Hoặc hãy thử sử dụng một chiếc gối chữ U cho bà bầu.

Bạn cũng trở nên nóng hơn và toát mồ hôi khi ngủ. Nhiệt độ cơ thể cao hơn là điều phổ biến đối với phụ nữ mang thai do sự thay đổi trong trao đổi chất, nội tiết tố, và trọng lượng. Hãy giữ phòng ngủ của bạn mát mẻ và có thể ngủ trần nếu cần. Tuy nhiên nhớ đi dép trong nhà và khoác áo khi bạn cần đi vệ sinh vào ban đêm.

Mặc quần áo ngủ làm bằng loại sợi tự nhiên thoáng khí như cotton. Tránh sợi tổng hợp, do chúng không thấm mồ hôi, dễ khiến da bạn bị ẩm và lạnh.

Hoạt động của tuần này

Hãy tự thưởng cho bản thân một điều tuyệt vời để đánh dấu nửa đầu trong thời kỳ mang thai của bạn: dùng nến thơm cho phòng ngủ, một bộ váy ngủ hay đồ ngủ mới, hoặc massage trước khi sinh.

Để kỷ niệm, hãy đầu tư một số hình ảnh chuyên nghiệp ghi lại hình ảnh mang thai của bạn hay mua một bức tranh em bé tuyệt đẹp cho căn phòng của bạn.